String in Python

Từ góc độ chức năng, các chuỗi có thể được sử dụng để biểu diễn bất kỳ thứ gì có thể được mã hóa dưới dạng văn bản hoặc byte. 
Chuỗi trong Python có những đặc điểm chính sau:
  • Chuỗi trong python được biểu diễn theo nhiều cách, ví dụ trong cặp dấu ngoặc đơn (' ') hoặc cặp dấu ngoặc kép (" ") cũng có thể là trong cặp 3 dấu ngoặc đơn hoặc kép (""" """''' ''').
  • Cả hai loại dấu đều sử dụng giống nhau, tuy nhiên chúng ta nên sử dụng ' ' nếu trong chuỗi kí tự có dấu " và ngược lại chúng ta nên sử dụng " " nếu trong chuỗi kí tự có dấu '. Nếu chúng ta muốn sử dụng " " cho chuỗi có kí tự "hoặc ' ' cho cuối có kí tự ' ta dùng \' hoặc \" tương ứng.
>>> "My name's an"
>>> '"Yes", It\'s my'
  • Nếu bạn không muốn các kí tự mở đầu bằng cách sử dụng kí tự đặc biệt như \, bạn có thể sử dụng các chuỗi thô bằng cách thêm tiền tố r trước các trích dẫn.
  • Chuỗi kí tự có thể kéo dài trong nhiều dòng bằng cách sử dụng 3 dấu ngoặc đơn hoặc kép (""" """ hoặc ''' '''), kết thúc dòng sẽ được tự động bao gồm trong chuỗi. Bạn cũng có thể theo cách khác đó là sử dụng \ đối với dấu ngoặc đơn hoặc kép ở cuối câu để nối dòng tiếp theo với dòng hiện tại. 
Lưu ý: dấu \ chỉ dó tác dụng đối với dòng chứa kí tự và dòng tiếp theo sau đó, nếu muốn nối chuỗi nhiều dòng thành một, bạn sẽ phải sử dụng mỗi kí tự \ cho mỗi cuối dòng.
>>> print('C:\name') # \n ở đây sẽ được hiểu là xuống dòng mới
C:
ame
>>> print(r'C:\User\name') # sử dụng r để chuỗi kí tự được hiểu là chuỗi kí tự thô
# C:\User\name
>>> print('C:\\User\\name') # kí tự \\ se cho kết quả như trên
# C:\User\name
  • Các chuỗi có thể được nối với nhau bằng toán tử +*.
  • Hai chuỗi đặt cạnh nhau được tự động nối với nhau.
>>> 'Hello ' + 'World!'
'Hello World!'
>>> 'Hello' * 2
'Hello Hello'
>>> "Hello " "World!"
'Hello World!'
  • Chuỗi trong Python có thể được iterable bằng toán tử in và not in.
>>> for i in "Hello":
>>>  print i
H
e
l
l
o

Các kí tự thoát trong python

Kí tựKí tự trong mã HexaMiêu tả
\a0x07Chuông hoặc thông báo
\b0x08Backspace
\n0x0aDòng mới
\t0x09Tab
\v0x0bTab theo chiều dọc
\r0x0dQuay lại
\n0x0aDòng mới
print("Blog \t 0xpan.blogspot.com")
#Blog  0xpan.blogspot.com

Các phương thức chuỗi

SttHàmMiêu tả
1S.capitalize()Hàm in hoa chữ cái đầu tiên của chuỗi.
2S.casefold()Hàm loại bỏ tất cả các phân biệt chữ hoa trong chuỗi
3S.center()Hàm trả về chuỗi được hiển thị ở giữa một chuỗi.
4S.count()Hàm đếm xem trong chuỗi có bao nhiêu ký tự cần tìm
5S.encode()Hàm encode (mã hóa) một chuỗi
6S.endswith()Hàm kiểm tra xem chuỗi hoặc khoảng chuỗi có được kết thúc bằng ký tự nào đó hay không
7S.expandtabs()Hàm tìm kiếm thay thế \t bằng các ký tự khoảng trắng
8S.find()Hàm tìm kiếm một chuỗi trong một chuỗi hoặc khoảng chuỗi
9S.format()Hàm đưa vào chuỗi các tham số với định dạng.
10S.format_map(mapping)Hàm tương tự như str.format(), ngoại trừ việc ánh xạ được sử dụng trực tiếp và không được sao chép vào dict
11S.index()Hàm tương tự như hàm find() chỉ khác duy nhất là nếu như không tìm thấy thì hàm này sẽ gọi exception.
12S.isalnum()Hàm kiểm tra xem một chuỗi có phải là chứa duy nhất các ký tự chữ hoặc chuỗi hay không
13S.isalpha()Hàm này có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có phải là chứa duy nhất các ký tự chữ hay không
14S.isascii()Hàm kiểm tra xem một chuỗi có phải là chứa duy nhất các ký tự ASCII hay không
15S.isdecimal()Hàm kiểm tra ký tự trong một chuỗi có phải là các ký tự thập phân
16S.isdigit()Hàm kiểm tra xem một chuỗi có phải là chứa duy nhất các chữ số hay không
17S.isidentifier()Hàm kiểm tra chuỗi có phải là một định danh hợp lệ trong Python
18S.islower()Hàm kiểm tra xem một chuỗi có phải là in thường hay không
19S.isnumeric()Hàm kiểm tra xem một chuỗi có phải chỉ chứa duy nhất các ký tự số hay không
20S.isprintable()Hàm kiểm tra tất cả các ký tự trong chuỗi có thể in được hoặc chuỗi rỗng
21S.isspace()Hàm kiểm tra xem một chuỗi có phải chỉ chứa duy nhất các ký tự khoảng trắng không
22S.istitle()kiểm tra xem một chuỗi có phải là title hay không
23S.isupper()Hàm kiểm tra xem một chuỗi có phải là in Hoa hay không
24S.join()Hàm nối các phần tử iterable bởi string
25S.ljust()trả về một chuỗi với độ dài width được xác định, nếu chuỗi được chọn nhỏ hơn width thì nó sẽ sử dụng fill để bù chỗ thiếu đó về phía bên phải của chuỗi
26S.lower()Hàm chuyển đổi chuỗi về dạng in thường
27S.lstrip()loại bỏ đi các ký tự char ở phía đầu của chuỗi
28S.maketrans()Hàm tạo ra các translation cho chuỗi. Dùng kết hợp với phương thức translate()
29S.partition()Hàm tách chuỗi tại lần xuất hiện đầu tiên của chuỗi đối số
30S.replace()Hàm tìm kiếm và thay thế chuỗi tìm được bằng chuỗi mới.
31S.rfind()Tương tự như hàm find(), nhưng hàm này nó sẽ trả về index của chuỗi cuối cùng tìm được trong chuỗi
32S.rindex()Tương tự như hàm index(),nhưng hàm này nó sẽ trả về index của chuỗi cuối cùng tìm được trong chuỗi
33S.rjust()Tương tự hàm ljust() nhưng chỉ có điều là nó sẽ bù về phía bên trái của chuỗi
34S.rpartition()Hàm tách chuỗi ở lần xuất hiện cuối cùng của chuỗi đối số
35S.rsplit()Hàm tách chuỗi từ bên phải tại dấu tách đã chỉ định
36S.rstrip()Tương tự như lstrip(), chỉ khác là rstrip() nó sẽ loại bỏ char ở phần cuối của chuỗi
37S.split()Hàm tách chuỗi thành mảng bởi các char.
38S.splitlines()Hàm tách chuỗi bởi các ký tự \n
39S.startswith()Hàm kiểm tra xem chuỗi hoặc khoảng chuỗi có được bắt đầu bằng ký tự nào đó hay không
40S.strip()hàm lại bỏ các ký tự char ở cả hai đầu của chuỗi.
41S.swapcase()Hàm chuyển đổi chuỗi sang dạng nghịch đảo của nó
42S.title()Hàm chuyển đổi chuỗi sang kiểu title
43S.translate()Hàm thực thi việc dịch chuỗi. Dùng kết hợp với phương thức makestrans().
44S.upper()Hàm chuyển đổi chuỗi sang dạng in hoa
45S.zfill()Hàm tác dụng như hàm ljust() , nhưng nó sẽ chỉ thêm được các ký tự zero (số 0) và trước chuỗi thô.

1. S.capitalize() 

Hàm trả về một bản sao của S với ký tự đầu tiên được chuyển thành chữ hoa và tất cả các ký tự khác được chuyển thành chữ thường.
>>> s = "hello"
>>> s.capitalize()
Hello

2. S.casefold() 

Là phiên bản nâng cao của lower() để linh hoạt hơn trong việc xử lí kí tự unicodecasefold() trả về bản sao đã được sắp xếp của chuỗi. 
Ví dụ: chữ cái thường của chữ cái tiếng Đức ß tương đương với ss. Vì nó đã là chữ thường, lower() sẽ không làm gì với ßcasefold() chuyển đổi nó thành ss.
>>> string= "HELLO"
>>> string.casefold()
hello

3. S.center(width [, fill]) 

Thực hiện đưa chuỗi vào giữa và lấp đầy 2 bên bằng kí tự fill với độ dài bằng width. Mặc định, phần thêm vào bao gồm ký tự khoảng trắng ASCII.
>>>string = "i am finn"
>>>print(string.center(20));
      i am finn    

>>>print(string.center(20, '*'));
*****i am finn****** 
Chú ý: Nếu width nhỏ hơn độ dài chuỗi cần xử lý thì, hàm này sẽ trả về chuỗi ban đầu.

4. S.count(sub [, start [, end]]) 

Hàm này có tác dụng đếm xem trong chuỗi có bao nhiêu ký tự cần tìm. Trong đó:
  • sub: là chuỗi các bạn cần tìm kiếm và đếm.
  • start: là index bắt của chuỗi cần tìm. Mặc định thì start = 0.
  • end: là index kết thúc của chuỗi cần tìm. Mặc định thì end = len() của chuỗi.
>>>string = "i am finn"
>>>print(string.count('i'));
2    
>>>print(string.count('i', 3));
1

5. S.encode([encoding [,errors]]) 

Hàm trả về phiên bản được mã hóa của chuỗi dưới dạng đối tượng byte. trong đó type là kiểu encode của string (mặc định sẽ là utf-8), mode là chế độ báo lỗi nếu có khi encode. Python hỗ trợ 6 dạng modenhư sau:
  • strict: Chế độ nghiêm ngặt, nó sẽ hiển thị lỗi dưới UnicodeDecodeError exception. Đây là chế độ mặc định.
  • ignore: bỏ qua tất cả các lỗi nếu có.
  • replace: nó sẽ thay thế lỗi bằng dấu ?.
  • xmlcharrefreplace: chèn tham chiếu XML.
  • backslashreplace: Chèn chuỗi \uNNNN.
  • namereplace: Chèn chuỗi \N{...}.
>>> string = "i am finn"
>>> print(string.encode());
b'i am finn'

6. S.endswith(suffix [, start [, end]]) 

Hàm này có tác dụng kiểm tra xem chuỗi hoặc khoảng chuỗi có được kết thúc bằng ký tự nào đó hay không. Nó sẽ trả về True nếu đúng và False nếu sai.Trong đó:
  • suffix: là chuỗi các bạn cần xác thực xem có phải chuỗi kết thúc không.
  • strart: là index bắt đầu chuỗi cần so sánh. Mặc định thì start = 0.
  • end: là chỉ mục kết thúc chuỗi cần so sánh. Mặc định thì end = len().
>>> string = 'i am finn'
>>> print(string.endswith('n'));
True
>>> print(string.endswith('n', 1, 5));
False

7. S.expandtabs([tabsize]) 

Hàm này có tác dụng tìm kiếm thay thế \t bằng các ký tự khoảng trắng. Với tabsize là số lượng khoảng trắng mà bạn muốn thay thế cho một \t. Mặc định thì len = 8.
>>> string = 'i am finn\thoc lap trinh'
>>> print(string.expandtabs());
i am finn        hoc lap trinh

8. S.find(sub [, start [, end]]) 

Hàm này có tác dụng tìm kiếm một chuỗi trong một chuỗi hoặc khoảng chuỗi. Nó sẽ trả về là vị trí bắt đầu của chuỗi tìm được trong chuỗi nếu tìm thấy và nếu không tìm thấy nó sẽ trả về -1.Trong đó:
  • sub: là chuỗi các bạn cần xác thực xem có phải chuỗi kết thúc không.
  • start: là index bắt đầu chuỗi cần so sánh. Mặc định thì start = 0.
  • end: là index kết thúc chuỗi cần so sánh. Mặc định thì end = len().
>>> string = 'i am finn'
>>> print(string.find('fi'));
5

9. S.format(fmtstr, *args**kwargs

Hàm này sẽ đưa vào chuỗi các tham số với định dạng. Trong đó:
  • fmtstr: là tham số bất kì.
  • *args và **kwargs: là các tham số cần đưa vào chuỗi.*args đại diện cho 1 list còn **kwargs đại diện cho 1 dict.
>>> print("Hello {0} and {1}".format('an', ['huy','ha']))
 Hello an and ['huy', 'ha']

10. S.format_map(mapping) 

Hàm tương tự như str.format(), ngoại trừ việc ánh xạ được sử dụng trực tiếp và không được sao chép vào dict. Điều này rất hữu ích nếu để ánh xạ ví dụ là một lớp con dict
class Default(dict):
 def __missing__(self, key):
  return key
'{name} được sinh ra ở {country}'.format_map(Default(name='An'))
'An được sinh ra ở country'

11. S.index(sub [, start [, end]]) 

Hàm này tương tự như hàm find() chỉ khác duy nhất là nếu như không tìm thấy thì hàm này sẽ gọi exception.
>>> string = 'i am finn'
>>> print(string.index('hello'));
ValueError: substring not found

12. S.isalnum() 

Hàm này có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có phải là chứa duy nhất các ký tự chữ hoặc chuỗi hay không? Nó sẽ trả về True nếu chuỗi chỉ chứa các ký tự chữ hoặc số. 
Và ngược lại nó sẽ trả về False nếu chuỗi chứa ký tự khác chuỗi và số.
>>> string = 'i am finn'
>>> print(string.isalnum());
True
>>> string = 'i am finn!'
>>> print(string.isalnum());
False

13. S.isalpha() 

Hàm này có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có phải là chứa duy nhất các ký tự chữ hay không? Nó sẽ trả về True nếu chuỗi này chỉ chứa duy các ký tự chữ trong bảng chữ cái, và sẽ trả về False nếu nó chứa số hoặc ký tự đặc biệt khác.
>>> string = 'i am finn69'
>>> print(string.isalpha());
False
>>> string = 'i am finn'
>>> print(string.isalpha());
True

14. S.isascii() 

Hàm trả về true nếu chuỗi rỗng hoặc tất cả các ký tự trong chuỗi là ASCII, nếu không thì ngược lại. Các ký tự ASCII có các điểm mã trong phạm vi U + 0000-U + 007F.
>>> string = 'i am finn'
>>> print(string.isascii());
True
>>> string = 'i am Phúc'
>>> print(string.isascii());
False

15. S.isdecimal() 

Hàm này trả về True nếu tất cả các ký tự trong một chuỗi là các ký tự thập phân. Nếu không, nó sẽ trả về False.
>>> string = '69'
>>> print(string.isdecimal());
True
>>> string = '0x37'
>>> print(string.isdecimal());
False

16. S.isdigit() 

Hàm này có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có phải là chứa duy nhất các chữ số hay không? Nó sẽ trả về Truenếu đúng và False nếu sai.
>>> string = '69'
>>> print(string.isdigit());
True
>>> string = 'hello'
>>> print(string.isdigit());
False

17. S.isidentifier() 

Hàm trả về True nếu chuỗi là một định danh hợp lệ trong Python. Nếu không, nó sẽ trả về False.
>>> str = 'Python'
>>> print(str.isidentifier())
True
>>> str = 'Py thon'
>>> print(str.isidentifier())
False
>>> str = '22Python'
>>> print(str.isidentifier())
False
>>> str = ''
>>> print(str.isidentifier())
False

18. S.islower() 

Hàm này có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có phải là in thường hay không? Nó sẽ trả về True nếu đúng và False nếu sai.
string = 'i am finn'
print(string.islower());
True
string = '2018'
print(string.islower());
False
string = '9i am finn6'
print(string.islower());
True
string = '9i am finn6'
print(string.islower());
False

19. S.isnumeric() 

Hàm này có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có phải chỉ chứa duy nhất các ký tự số hay không? Nó sẽ trả về True nếu đúng và False nếu sai.
string = 'I AM FINN'
print(string.isnumeric());
False
string = '2018'
print(string.isnumeric());
True
string = '9I AM FINN6'
print(string.isnumeric());
False

20. S.isprintable() 

Hàm trả về True nếu tất cả các ký tự trong chuỗi có thể in được hoặc chuỗi rỗng. Nếu không, nó sẽ trả về False
Các ký tự chiếm không gian in trên màn hình được gọi là các ký tự có thể in. Ví dụ:
  • Chữ cái và ký hiệu
  • Chữ số
  • Chấm câu
  • Khoảng trắng
s = 'Xin chào'
print(s.isprintable())
True
s = '\nXin chào'
print(s.isprintable())
False # kí tự \n không in được lên màn hình
s = ''
print(s.isprintable())
True

21. S.isspace() 

Hàm này có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có phải chỉ chứa duy nhất các ký tự khoảng trắng không? Nó sẽ trả về True nếu đúng và False nếu sai.
string = '         '
print (string.isspace());
True
string = 'Xin chào'
print (string.isspace());
False

22. S.istitle() 

Hàm này có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có phải là title hay không (chuỗi title là chuỗi có các chữ cái đầu đều được in hoa). Nó sẽ trả về True nếu đúng và ngược lại False nếu sai.
string = 'xin chào'
print(string.istitle())
False
string = 'Xin Chào'
print(string.istitle())
True

23. S.isupper() 

Trả về True nếu tất cả các ký tự trong chuỗi là chữ hoa , False nếu khác.
>>> string = 'Hello'
>>> string.isupper()
False
>>> string = 'HELLO'
>>> string.isupper()
True

S.join(iterable) 
Hàm này có tác dụng nối các phần tử trong `iterable` bởi `string`
```py
string_one = ' '
string_two = 'FINN'
print(string_one.join(string_two))
F I N N
string_one = '-'
string_two = ['F','I','N', 'N']
print(string_one.join(string_two))
F-I-N-N

24. S.ljust(width [, fill]) 

Hàm này có tác dụng trả về một chuỗi với độ dài width được xác định, nếu chuỗi được chọn nhỏ hơn width thì nó sẽ sử dụng fill để bù chỗ thiếu đó về phía bên phải của chuỗi.
string = "Xin Chào"
print(string.ljust(15, "-"))
'Xin Chào-------'

25. S.lower() 

Hàm này có tác dụng chuyển đổi chuỗi về dạng in thường.
string = "Xin Chào"
print(string.lower())
xin chào

26. S.upper() 

Hàm này có tác dụng chuyển đổi chuỗi sang dạng in hoa.
string = "Xin Chào"
print(string.upper())
XIN CHÀO

27. S.lstrip([chars]) 

Hàm này có tác dụng loại bỏ đi các ký tự char ở phía đầu của chuỗi. Mặc định thì char sẽ bằng khoảng trắng (white space)
string = "  Xin Chào"
print(string.lstrip())
Xin Chào
string = "----Xin Chào"
print(string.lstrip('-'))
Xin Chào

28. S.maketrans(x[, y[, z]]) 

Hàm này có tác dụng tạo ra các translation cho chuỗi. Dùng kết hợp với phương thức translate(). Trong đó:
  • in: là chuỗi các ký tự các bạn cần tìm.
  • out: là chuỗi chứa các ký tự các bạn cần thay thế. Xem ví dụ ở mục S.translate().

29. S.partition(sep) 

Hàm tách chuỗi tại lần xuất hiện đầu tiên của chuỗi đối số và trả về một bộ chứa phần phân tách trước, chuỗi đối số và phần sau dấu tách
string = "Python is fun"
print(string.partition('is '))
('Python ', 'is ', 'fun')
print(string.partition('not '))
('Python is fun', '', '')
string = "Python is fun, isn't it"
print(string.partition('is'))
('Python ', 'is', " fun, isn't it")

30. S.replace(old, new [, count]) 

Hàm này có tác dụng tìm kiếm và thay thế chuỗi tìm được bằng chuỗi mới.Trong đó:
  • old: là chuỗi mà bạn cần tìm kiếm trong string.
  • new: là chuỗi mà bạn cần thay thế cho chuỗi old tìm được.
  • count: là số lượng từ có thể thay thế tối đa.
string = "Hello *!"
print(string.replace('*', 'World'))
Hello World!
string = "A A A"
print(string.replace('A', 'Hello', 2))
Hello Hello A

31. S.rfind(sub [,start [,end]]) 

Tương tự như hàm find(), nhưng hàm này nó sẽ trả về index của chuỗi cuối cùng tìm được trong chuỗi. Cú pháp sử dụng tương tự hàm find().
string = "Xin chào"
print(string.rfind('c'))
4

32. S.rindex(sub [, start [, end]]) 

Tương tự như hàm index(),nhưng hàm này nó sẽ trả về index của chuỗi cuối cùng tìm được trong chuỗi. Cú pháp sử dụng tương tự hàm index().
string = "Hello"
print(string.rindex('l'))
4

33. S.rjust(width [, fill]) 

Tương tự hàm ljust() nhưng chỉ có điều là nó sẽ bù về phía bên trái của chuỗi.
string = "Hello"

print(string.rjust(10, "-"))
#-----Hello

34. S.rpartition(sep) 

Hàm tách chuỗi tại lần xuất hiện cuối cùng của sep, và trả về một tuple chứa phần trước dấu phân tách, chính dấu phân cách và phần sau dấu tách. Nếu không tìm thấy dấu tách, hãy trả về một bộ ba chứa hai chuỗi rỗng, theo sau là chính chuỗi đó.
string = "Python is fun"
print(string.rpartition('is '))
('Python ', 'is ', 'fun')
print(string.rpartition('not '))
('', '', 'Python is fun')
string = "Python is fun, isn't it"
print(string.rpartition('is'))
('Python is fun, ', 'is', "n't it")

35. S.rsplit([sep[, maxsplit]]) 

Hàm tách chuỗi từ bên phải tại dấu tách đã chỉ định và trả về một danh sách các chuỗi. Trong đó:
  • sep: Dấu phân tách. Phương thức rsplit() tách chuỗi bắt đầu từ bên phải tại dấu tách được chỉ định. Nếu dấu phân cách không được chỉ định, bất kỳ khoảng trắng (khoảng trống, dòng mới, v.v.) là một dấu tách.
  • maxsplit: xác định số lượng chia tách tối đa. Giá trị mặc định của maxsplit là -1, có nghĩa là, không có giới hạn về số lượng phân chia.
text= 'Love thy neighbor'
print(text.rsplit())
['Love', 'thy', 'neighbor']
grocery = 'Milk, Chicken, Bread'
print(grocery.rsplit(', '))
['Milk', 'Chicken', 'Bread']
print(grocery.rsplit(':'))
['Milk, Chicken, Bread']

36. S.rstrip([chars]) 

Tương tự như lstrip(), chỉ khác là rstrip() nó sẽ loại bỏ char ở phần cuối của chuỗi.
string = "Hello World    "
print(string.rstrip())
Hello World
string = "Hello World----"
print(string.rstrip('-'))
Hello World

37. S.split([sep [,maxsplit]]) 

Hàm này có tác dụng tác chuỗi thành mảng bởi các seq. Trong đó:
  • seq: là ký tự các bạn tìm và tách chuỗi bởi nó. Mặc định thì seq = ' '.
  • maxsplit: là số lượng chuỗi tách tối đa.
string = "Hello World"
print(string.split())
['Hello', 'World']
string = "Hello World"
print(string.split('l'))
['He', 'o Wor', 'd']
string = "Hello World !"
print(string.split(' ', 1))
['Hello', 'World !']

38. S.splitlines([keepends]) 

Hàm này sẽ tách chuỗi bởi các ký tự \n.Trong đó: keepends là số lần có thể cắt tối đa.
string = "Hello\nWorld\n!"
print(string.splitlines())
['Hello', 'World', '!']

39. S.startswith(prefix [, start [, end]]) 

Hàm này có tác dụng kiểm tra xem chuỗi hoặc khoảng chuỗi có được bắt đầu bằng ký tự nào đó hay không. Nó sẽ trả về True nếu đúng và False nếu sai.Trong đó:
  • str: là chuỗi các bạn cần xác thực xem có phải chuỗi bắt đầu không.
  • start: là chỉ mục bắt đầu chuỗi cần so sánh. Mặc định thì start = 0.
  • end: là chỉ mục kết thúc chuỗi cần so sánh. Mặc định thì end = len().
string = 'I am finn'
print(string.startswith('I'));
True
print(string.startswith('m', 3, 10));
False

40. S.strip([chars]) 

Hàm này là sự kết hợp của lstrip() và rstrip(). Nó sẽ lại bỏ các ký tự char ở cả hai đầu của chuỗi.
string = "   Hello World    "
print(string.strip())
Hello World
string = "----Hello World----"
print(string.strip('-'))
Hello World

41. S.swapcase() 

Hàm này có tác dụng chuyển đổi chuỗi sang dạng nghịch đảo của nó (nghịch đảo ở đây là hoa - thường).
string = "hello world"
print(string.swapcase())
HELLO WORLD
string = "HELLO WORLD"
print(string.swapcase())
hello world

42. S.title() 

Hàm này có tác dụng chuyển đổi chuỗi sang kiểu title ( viết hoa kí tự đầu của 1 từ).
string = "hello world"
print(string.title())
Hello World

43. S.translate(map) 

Hàm này có tác dụng thực thi việc dịch chuỗi. Dùng kết hợp với phương thức makestrans().
inputs = "abcdefghijklmnopqrstuxyz";
outputs = "ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUXYZ";
string = "Hello World";
trans = string.maketrans(inputs, outputs)
print(string.translate(trans))
HELLO WORLD

44. S.isupper(). 

Hàm này có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có phải là in hoa hay không? Nó sẽ trả về True nếu đúng và False nếu sai.
string = 'I AM FINN'
print(string.isupper());
True
string = '2018'
print(string.isupper());
False
string = '9I AM FINN6'
print(string.isupper());
True
string = '9I AM FINN6'
print(string.isupper());
False

45. S.zfill(width) 

Hàm này có tác dụng như hàm ljust() , nhưng nó sẽ chỉ thêm được các ký tự zero (số 0) và trước chuỗi thôi.
>>> string = "hello"
>>> print(string.zfill(10))
'00000hello'

Các hàm dựng sẵn cho kiểu dữ liệu chuỗi

HàmMiêu tả
any()Trả về True nếu bất kì phần tử nào của chuỗi là True
all()Trả về True nếu tất cả phần tử nào của chuỗi là True
ascii()Trả về chuỗi có chứa đối tượng có thể in được
bool()Chuyển đổi chuỗi sang kiểu boolean
bytearray()Trả về mảng giữ một kích thước byte
bytes()Trả về đối tượng không thể thay đổi byte
compile()Trả về một đối tượng mã Python
complex()Trả về một số phức
enumerate()Trả về một đối tượng Enumerate
filter()xấy dựng iterator từ phần tử của chuỗi nếu chúng là True
float()Trả về một số float từ string
input()Đọc và trả về 1 dòng đầu vào
int()Trả về số nguyên của kí tự
iter()trả về iterator cho một đối tượng
len()Trả về độ lớn của chuỗi
max()Trả về phần tử lớn nhất của chuỗi
min()Trả về phần tử nhỏ nhất của chuỗi
map()Áp dụng từng phần tử của chuỗi vào hàm và trả về một list
ord()Trả về mã unicode cho kí tự unicode
reversed()Trả về đảo ngược iterator của 1 sequence
slice()Tạo một đoạn cắt bởi hàm range()
sorted()Trả về 1 danh sách được sắp xếp từ 1 iterable
sum()Thêm items của một Iterable
zip()Trả về 1 iterable của tuple
String in Python Reviewed by Finn on November 08, 2018 Rating: 5

No comments:

Copyright © 0xpan's Blog 2018
Online:
Development by Nguyễn Nam Hồng + Finn